Khám phá: Thông tin quy hoạch tỉnh Bình Dương đến năm 2030 mà bạn nên biết

Thông tin quy hoạch Bình Dương 2030 gồm 1 trục phát triển, 2 hành lang sinh thái, 3 vành đai liên kết và 4 phân vùng phát triển. Ngoài ra, di dời doanh nghiệp để dư ra 2.000ha phát triển đô thị, dịch vụ cho Thuận An và Dĩ An.

Quy hoạch Bình Dương 2030: 1 trục phát triển, 2 hành lang sinh thái, 3 vành đai liên kết và 4 phân vùng phát triển

Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Dương vừa phối hợp với Tổng công ty Becamex IDC và Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia, Bộ Xây dựng (VIUP) tổ chức Hội thảo đầu kỳ Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tại Hội thảo, đơn vị tư vấn VIUP đã báo cáo: Định hướng khung chiến lược tích hợp và không gian động lực của tỉnh Bình Dương; đánh giá hiện trạng và định hướng phát triển kinh tế – xã hội trong quy hoạch tỉnh; khung định hướng phát triển của tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, định hướng đến năm 2050.

Theo đó, mục tiêu tổng quát đến năm 2030, Bình Dương phát triển theo mô hình thành phố trực thuộc Trung ương, là cực tăng trưởng quan trọng của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước. Tỉnh sẽ đi đầu trong chuyển đổi mô hình phát triển, hướng tới các ngành công nghiệp hiện đại và dịch vụ chất lượng cao dựa trên hạt nhân là hệ sinh thái đổi mới sáng tạo hoàn chỉnh.

Đến năm 2050, Bình Dương là thành phố thông minh; trung tâm công nghiệp hiện đại; trung tâm dịch vụ chất lượng hàng đầu châu Á; là môi trường văn minh, đáng sống, thịnh vượng, bền vững; là một trong các địa phương đi đầu trong hoàn thành mục tiêu phát thải trung tính “Net-zero 2050”.

Với điều kiện hiện trạng của Bình Dương và định hướng liên kết vùng, đơn vị tư vấn đề xuất phương án tổ chức không gian lãnh thổ Bình Dương phát triển trở thành vùng đổi mới sáng tạo gồm 01 trục phát triển; 02 hành lang sinh thái; 03 vành đai liên kết; 04 phân vùng phát triển.

Trong đó 1 trục phát triển là phát triển theo trục Bắc Nam, lấy trục Quốc lộ 13, Bàu Bàng – Mỹ Phước – Tân Vạn; Cao tốc Chơn Thành – TP.Hồ Chí Minh; đường sắt Dĩ An – Lộc Ninh; đường sắt đô thị Suối Tiên – Bàu Bàng… làm trục liên kết, phát triển trục đô thị – công nghiệp – dịch vụ theo từng phân đoạn.

Xem thêm:  Khám phá: Cross training là gì? Cross training cho chạy bộ có tác dụng gì?

2 hành lang sinh thái gồm: Hành lang sinh thái phía Đông gắn với trục sông Đồng Nai và hành lang sinh thái phía Tây gắn với trục sông Sài Gòn và hồ Dầu Tiếng sẽ phát triển dựa trên bảo vệ và phát huy các giá trị sinh thái, phát triển các cơ sở hạ tầng phục vụ vận tải đường thủy, phát triển các khu đô thị dịch vụ sinh thái, dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng, khu nông nghiệp sinh thái kết hợp hỗ trợ du lịch.

3 vành đai liên kết: Phát triển mở rộng không gian đô thị, chức năng và khung hạ tầng gắn với 3 vành đai liên kết của vùng TP.Hồ Chí Minh gồm: Vành đai 3, vành đai 4 và vành đai 5.

Quy hoạch Bình Dương 2030: 1 trục phát triển, 2 hành lang sinh thái, 3 vành đai liên kết và 4 phân vùng phát triển
Quy hoạch Bình Dương 2030: 1 trục phát triển, 2 hành lang sinh thái, 3 vành đai liên kết và 4 phân vùng phát triển

4 phân vùng phát triển gồm:

Vùng đô thị trung tâm (TP.Thuận An, Dĩ An, Thủ Dầu Một, thị xã Bến Cát, thị xã Tân Uyên) là nơi tập trung dân cư chủ yếu, phát triển đô thị, công nghiệp, thương mại dịch vụ.

Vùng đô thị vệ tinh (huyện Bàu Bàng) trọng tâm của vùng đổi mới sáng tạo, phát triển đô thị đầu mối phân phối lưu thông giữa Tây Nguyên, Đông Nam bộ, Tây Nam bộ, TP.Hồ Chí Minh.

Tiểu vùng phía Đông Bắc (huyện Bắc Tân Uyên, Phú Giáo): Phát triển kinh tế sinh thái, hỗ trợ phát triển công nghiệp, logistics ven tiểu vùng Trung tâm, kết nối Tây Nguyên với trục kinh tế Đông Nam Bộ, khai thác hành lang vận tải, sinh thái sông Đồng Nai.

Tiểu vùng phía Tây Bắc (huyện Dầu Tiếng): Phát triển kinh tế sinh thái, du lịch ven sông Sài Gòn và hồ Dầu Tiếng, hỗ trợ phát triển công nghiệp, logistics ven tiểu vùng Trung tâm, kết nối Tây Nguyên –Tây Nam bộ, kết nối Tây Ninh – trục kinh tế Đông Nam bộ.

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Dương, công tác xây dựng quy hoạch tỉnh đã trải qua gần 1/3 chặng đường. Trong 2 tháng qua, đơn vị tư vấn đã cùng với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố thu thập dữ liệu hiện trạng, tổng hợp các ý tưởng, mong muốn, kỳ vọng và những định hướng chiến lược lớn của lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các ngành, địa phương trên toàn tỉnh. Từ đó xây dựng khung định hướng phát triển tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Xem thêm:  Khám phá: Inferiority complex là gì? Tìm hiểu là chứng mặc cảm thấp kém

Quy hoạch tỉnh Bình Dương đến 2030: Di dời doanh nghiệp để dư ra 2.000ha phát triển đô thị, dịch vụ cho Thuận An và Dĩ An

Theo đó, về định hướng không gian phát triển của Bình Dương, nghiên cứu không gian phát triển thành các vùng:

Khu vực phía Nam gồm Thuận An, Dĩ An, Tân Uyên là trung tâm cửa ngõ của Bình Dương đi TP.HCM, Đồng Nai và cảng biển, đầu mối kết nối giao thông trong vùng. Đô thị hiện đại đáng sống với hạ tầng nhà ở, dịch vụ chất lượng cao, hệ thống y tế, giáo dục đạt chuẩn quốc tế, giao thông công cộng tiện lợi kết nối TP.HCM, Đồng Nai và trung tâm Thành phố mới Bình Dương, Thủ Dầu Một, Bến Cát, Bàu Bàng là “thỏi nam châm” để thu hút người dân về sinh sống, là công cụ để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, vật lực, chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực trung tâm và các địa bàn phía Bắc của tỉnh.

Khu vực trung tâm Bình Dương (Thủ Dầu Một, Bến Cát, Tân Uyên) với hạt nhân là “trung tâm Thành phố mới Bình Dương” phải tiếp tục quy hoạch để trở thành vùng đổi mới sáng tạo, vùng lõi của một đô thị thông minh Bình Dương.

Các địa phương phía Bắc (Bến Cát, Bàu Bàng, Phú Giáo, Dầu Tiếng, Bắc Tân Uyên) còn dư địa khá lớn về đất đai, phối hợp quy hoạch để chuẩn bị bất động sản công nghiệp hình thành, tạo lập vành đai công nghiệp; là trung tâm kết nối vùng Đông Nam bộ và cảng sông do các tuyến đường vành đai tạo ra. Khu vực này cần trở thành một cực phát triển mới hình thành Khu liên hợp Văn hóa – Thể dục – Thể thao – Y tế – Giáo dục tầm cỡ khu vực để hỗ trợ cho các cực phát triển của tỉnh và của cả vùng Đông Nam bộ.

 

Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu, đến cuối tháng 4/2023 cơ bản hoàn chỉnh Đồ án Quy hoạch tỉnh kỳ cuối và lấy ý kiến nhân dân để tiếp thu hoàn thiện Quy hoạch.

Về các lĩnh vực cụ thể, mục tiêu đặt ra cho tỉnh giai đoạn 2022-2030 phải tập trung phát triển được 10.000ha công nghiệp tạo thành vành đai công nghiệp, đô thị, dịch vụ, logistics dọc hành lang Vành đai 4 và các tuyến cao tốc của vùng, trên địa bàn các huyện, thị phía Bắc, vừa tiếp tục phát triển công nghiệp vừa là nơi dịch chuyển các doanh nghiệp phía Nam (khoảng 2.888 doanh nghiệp cần phải di dời lên phía Bắc) hoặc tái cấu trúc lại và dư ra khoảng 2.000ha để phát triển đô thị, dịch vụ của Thuận An và Dĩ An trở thành trung tâm đô thị tầm cỡ khu vực. Phấn đấu đến năm 2025 phải di dời được 30% – 40% các doanh nghiệp sản xuất ở phía Nam lên các khu, cụm công nghiệp phía Bắc thuộc Đề án di dời của tỉnh. Từ đó hình thành các khu công nghiệp chuyên ngành, khu công nghiệp khoa học công nghệ, khu công nghiệp phụ trợ, công nghiệp xanh, công nghiệp tuần hoàn, công nghiệp 4.0. Phấn đấu đến năm 2030 có ít nhất 30% doanh nghiệp chuyển đổi mô hình sản xuất sang tự động hóa.

Xem thêm:  Khám phá: Top 05 mẫu quần lót độn mông cho nam đáng sử dụng nhất hiện nay

Đồng thời, cần phân bổ không gian định hình phát triển các ngành dịch vụ chất lượng cao theo hướng trở thành các trung tâm tài chính, trung tâm thương mại, trung tâm giáo dục, trung tâm chăm sóc sức khỏe tầm cỡ khu vực và thế giới, các dịch vụ khác.

Về phát triển đô thị, cần chú trọng công tác quy hoạch, đầu tư, chỉnh trang, nâng tầm chất lượng đô thị hướng đến đô thị thông minh, văn minh, hiện đại, nơi đáng sống, không để hình thành “ổ chuột” trong lòng đô thị. Đến năm 2025 phải xóa đi các ngõ, hẻm đường đất, sỏi đỏ chưa được liên thông và các dân cư chưa đáp ứng các điều kiện hạ tầng, đáp ứng đủ chỉ tiêu phát triển nhà ở (diện tích nhà ở đô thị, nông thôn, nhà ở công nhân, nhà ở xã hội) theo dự báo quy mô dân số của tỉnh theo từng giai đoạn.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi đánh giá, bản dự thảo lần này có bước hoàn thiện hơn rõ hơn về nội dung và chiều sâu đối với các yêu cầu của Quy hoạch, đặc biệt đã tiếp thu khá tốt các ý kiến tại phiên Hội thảo đầu kỳ.

Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu, đến cuối tháng 4/2023 cơ bản hoàn chỉnh Đồ án Quy hoạch tỉnh kỳ cuối và lấy ý kiến nhân dân để tiếp thu hoàn thiện Quy hoạch.

999+ tài khoản Chat GPT miễn phí, Acc OpenAI Free 100% đăng nhập thành công

Related Posts

Khám phá: Danh sách dự án đất nền căn hộ tại Quy Nhơn sinh lời năm 2023

Từ đầu năm 2022 đến nay, đất nền Quy Nhơn đang trở thành tâm điểm của các nhà đầu tư nhờ có quỹ đất rộng lớn, quy…

Khám phá: Giá bán & cho thuê các dự án căn hộ tại huyện Nhà Bè năm 2023

Đội ngũ Invert gởi đến bạn Giá bán và giá cho thuê các dự án căn hộ thứ cấp tại huyện Nhà Bè, được cập nhật mới…

Khám phá: Giá bán & thuê của 9 dự án căn hộ Quận Phú Nhuận năm 2023

Invert.vn cập nhật mới nhất về Giá bán và Giá thuê của 9 dự án căn hộ chung cư trên địa bàn Quận Phú Nhuận, cập nhật mới…

Khám phá: Giá bán của 8 dự án căn hộ tại TP Thủ Dầu Một năm 2023

Theo khảo sát thực tế, trong vòng bán kính 5km tính từ trục Đại lộ Bình Dương thuộc thành phố Thủ Dầu Một, hiện có 8 dự…

Khám phá: Giá chuyển nhượng của 25 dự án chung cư tại Quận 9 năm 2023

Năm 2022, trên địa bàn Quận 9 có khoảng 25 dự án căn hộ đang giao dịch chuyển nhượng rầm rộ, chủ yếu ở Phường Phú Hữu và…

Khám phá: Thị trường bất động sản Bình Dương được săn đón nhất

Chỉ còn 1 tháng nữa là năm 2021 khép lại, thị trường bất động sản Bình Dương có những biến động mạnh. Giá đất liên tục tăng…