Khám phá: People pleaser là gì? Bạn có đang bị ám ảnh với việc làm hài lòng người khác?

Sống dĩ hòa vi quý là cách sống khá tốt để tránh đi những xung đột không đáng có. Nhưng nếu bạn mải mê sống dĩ hòa vi quý mà quên đi quyền lợi của bản thân mình, sống một cách “hi sinh” vì tất cả mọi người thì có lẽ bạn đang mắc phải hội chứng people pleaser rồi đó. Liệu bạn có đang mắc hội chứng này mà không hay biết? Tự vấn bản thân với những thông tin về hội chứng này trong bài viết dưới của Coolmate nhé!

1. People pleaser là gì?

Theo nghiên cứu, people pleaser là một hội chứng luôn muốn làm người khác vui và hài lòng, dù yêu cầu được đưa ra có khó khăn hay oái oăm đến đâu. Với một người bình thường, khi nhận những lời nhờ vả hay yêu cầu của người khác, họ sẽ đắn đo suy nghĩ, tính toán thiệt hơn của bản thân để đưa ra quyết định. Nhưng với một người mắc hội chứng people pleaser thì họ sẽ đồng ý với tất cả những gì người khác yêu cầu bất chấp việc đó có gây tổn hại hay không.

Người mắc people pleaser thường ít nói không trước yêu cầu của người khác

Người mắc people pleaser thường ít nói không trước yêu cầu của người khác

Nếu vẫn thấy khó hiểu thì giờ hãy trả lời câu hỏi sau đây: trường hợp bạn được nhờ làm một việc nào đó không quá quan trọng trong khi bạn đã có kế hoạch khác từ trước không thể thay đổi được, bạn sẽ làm thế nào? Nếu là người bình thường, tất nhiên là bạn sẽ từ chối, bởi kế hoạch của bạn cần được ưu tiên, nhất là khi việc được nhờ không quá quan trọng. Nhưng với người “people pleaser“, họ sẵn sàng bỏ qua kế hoạch của mình để thực hiện lời nhờ vả đó. Họ sợ làm phật ý, khiến người đối diện không hài lòng về bản thân mình.

Tựu chung, người “people pleaser” dường như mang gánh nặng tâm lý về việc luôn phải làm hài lòng người khác. Dù bản thân họ có gặp bất lợi thì họ cũng không màng, tất cả chỉ để người khác vui.

2. Dấu hiệu của một people-pleaser

Cụm từ “people pleaser” tưởng chừng xa xôi nhưng thực chất lại quá nhiều người mắc hội chứng này ngay trong cuộc sống của chúng ta. Về khái niệm cơ bản của một people pleaser là thế rồi, vậy dấu hiệu cụ thể để nhận biết một người mắc hội chứng này như thế nào? Có đến 4 dấu hiệu nhận biết cực rõ ràng luôn anh em nhé! Chi tiết thì xem tiếp phần nội dung bên dưới nhé!

2.1. Không quan tâm đến cảm xúc và nhu cầu của bản thân

Dấu hiệu đầu tiên dễ dàng nhận ra nhất chính là việc bỏ qua cảm xúc, cảm nhận của chính bản thân mình. Với họ, cảm xúc của người đối diện quan trọng hơn cả. Bất cứ ý kiến nào được đưa ra, người mắc hội chứng people pleaser đều sẽ nhún nhường, nghe theo ý kiến của đối phương và cho rằng những gì bản thân họ nói, họ nghĩ, họ làm sẽ không được coi trọng và không được để tâm đến.

Họ chỉ quan tâm cảm xúc người khác

Họ chỉ quan tâm cảm xúc người khác

Họ có thể cũng sẽ đưa ra ý kiến cá nhân nhưng với một tâm thế không sẵn sàng và chuẩn bị sẵn tâm lý khi nhận được lời từ chối. Và khi đó, họ thấy cũng không sao cả hoặc tự huyễn hoặc bản thân sẽ không sao trước mặt mọi người. Còn trong tâm của họ sẽ thật rối loạn đấy, nói chính xác hơn thì là hoang mang cùng sự bế tắc. 

Có thể nói rằng, người bị people pleaser rất tử tế, nhưng đó là sự tử tế quá mức, tử tế bất chấp lợi ích của bản thân. Và họ cũng hiếm khi thể hiện ý kiến cá nhân để tránh việc tranh cãi và gây phiền hà. Từ đó hình thành tính cách hòa đồng với tất cả mọi người, bất kể tốt xấu, bởi có lẽ họ đã không phân biệt nổi được điều đó nữa.

2.2. Luôn chấp nhận hầu hết khuyết điểm, sai phạm của người khác và dễ dàng tha thứ

Trong cuộc sống ai cũng có lúc nọ lúc kia, bỏ qua được thì hãy bỏ qua hết! Đó là suy nghĩ của những người mắc hội chứng people pleaser thôi bạn nhé! Để đồng cảm được với tất cả mọi người, họ sẽ luôn tìm ra được điểm tốt, điểm “đáng thương” để dễ dàng bỏ qua những sai lầm hay rắc rối. 

Dấu hiệu này cũng có thể là một phần để những người people pleaser tạo con đường thoái lui cho mình. Bởi không phải ai cũng hoàn hảo, ai cũng sẽ có lúc sai. Biết đâu một ngày nào đó họ cũng là người mắc sai lầm như vậy, thì có thể nhận lại sự cảm thông và tha thứ từ người đối diện.

Xem thêm:  Khám phá: Vải polyamide là gì? Những đặc tính của chất liệu vải polyamide

2.3. Luôn cảm thấy giá trị của bản thân phụ thuộc vào người khác

Họ luôn thấy mất giá trị trong mắt người khác

Họ luôn thấy mất giá trị trong mắt người khác

Sợ phán xét, sợ bị giận, sợ bị nói xấu. Có quá nhiều thứ để người people pleaser cảm thấy sợ. Do đó, họ luôn cố gắng, luôn nỗ lực để trở nên hoàn hảo hơn, giảm bớt những khuyết điểm của bản thân trước mọi người xung quanh. 

Với những người mắc hội chứng đó, mọi giây trong cuộc sống đều cần phải cẩn trọng, kể cả trong những câu nói đùa. Lỡ mình nói ra điều gì đó làm phật ý hay khiến người khác không hài lòng. Chính suy nghĩ đó khiến cho người bị people pleaser trở nên thận trọng hơn bao giờ hết. Nói tóm lại, họ sợ bị đánh giá, không dám sống là chính mình. 

Ở thời đại mà công nghệ và mạng xã hội “xâm chiếm” như hiện nay, những người mắc hội chứng people pleaser càng nhiều hơn. Những gì họ thể hiện qua mạng xã hội đều bị xem xét cẩn thận hết sức.

2.4. Cố gắng làm mọi thứ đúng với chuẩn mực đạo đức

Đúng vậy đó! Người people pleaser rất “ngoan đạo”! Với họ, chuẩn mực đạo đức là những điều bắt buộc phải làm theo. Tiêu chuẩn tạo ra là để áp dụng theo mà. Vậy nên với một người mang trong mình tư tưởng hơi khác biệt, thì họ luôn tìm mọi cách, ép buộc bản thân thực hiện đúng theo chuẩn mực đạo đức. 

Và tuân theo mọi thứ bất chấp lợi ích cá nhân

Và tuân theo mọi thứ bất chấp lợi ích cá nhân

Nhìn lại trong cuộc sống, bạn sẽ nghe về câu chuyện của nhiều cặp vợ chồng sống với nhau khi không còn tình cảm, thậm chí không còn chung tiếng nói, chung mục đích và lý tưởng sống. Nhưng để luôn thật đẹp đẽ và trở thành một gia đình hạnh phúc trong mắt những người xung quanh, họ chấp nhận sống cùng nhau như những cái bóng, chấp nhận bỏ qua cảm xúc và hi sinh hạnh phúc của mình. 

Với những người như vậy, hình tượng trước mặt người khác là ưu tiên hàng đầu. Họ không muốn trở thành người ích kỷ, không có trách nhiệm với gia đình và con cái. Trở thành một người có vỏ bọc hoàn hảo, đó chính là điều sai ở người people pleaser.

3. Tác hại của hội chứng “people pleaser”

Với những dấu hiệu kể trên, chúng ta sẽ thấy được vấn đề chủ yếu nằm ở phần “tâm lý” của người mắc people pleaser. Nhưng không chỉ đơn giản ở đó, hội chứng này còn mang đến hàng loạt những tác hại và phiền toái nữa!

3.1. Dễ bị stress và dẫn đến trầm cảm

Bất cứ ai cũng đều không thể hoàn hảo trong mọi hoàn cảnh, mọi sự việc. Nhưng với những người luôn cố tỏ ra hoàn hảo thì sao. Tâm lý của họ lúc nào cũng phải căng lên để thể hiện rằng họ ổn trước mặt nhiều người. Họ luôn thể hiện mặt chính diện, còn góc khuất sẽ luôn bị giấu đi.

Nhưng đến một lúc nào đó, khi cảm xúc đã bị dồn nén quá lâu mà không được bộc lộ ra như những người khác thì chuyện gì đến cũng sẽ đến. “Tức nước vỡ bờ”, những gì mà người bị people pleaser cố chịu đựng sẽ bùng phát và trở thành một vấn đề tâm lý nghiêm trọng. Những người mắc hội chứng này dễ bị trầm cảm, stress và dẫn đến những hệ lụy không đáng có. Mà tác hại của trầm cảm thì chắc hẳn bạn cũng đã nghe đến nhiều rồi đúng không?

3.2. Tự ti với tất cả mọi người

Người mắc people pleaser dễ bị vấn đề về tâm lý

Người mắc people pleaser dễ bị vấn đề về tâm lý

Sợ sai, sợ mất lòng, sợ phiền hà, sợ ảnh hưởng đến người khác, sợ xung đột. Có quá nhiều nỗi sợ khiến cho những người mắc hội chứng people pleaser trở nên dần khép kín. Trong thời đại cởi mở như hiện tại, nếu bạn quá tự ti và sống khép kín, mọi cơ hội cả trong tình yêu, cuộc sống và công việc cũng không dành cho bạn. Điều này thực sự trở thành vấn đề nghiêm trọng nếu kéo dài quá lâu.

3.3. Mất niềm tin của mọi người

Cố gắng trở thành một người hoàn hảo, đó là cách sống của tất cả những người thuộc hội chứng people pleaser. Nhưng không ai là hoàn hảo cả. Mỗi người đều có điểm yếu, điểm mạnh, mặt tốt, mặt xấu khác nhau. Trong mắt bạn việc làm đó có thể tốt đẹp nhưng với người khác thì không. 

Hoặc đơn giản hơn, nếu bạn luôn luôn tử tế, đến lúc nào đó khi phạm sai sót, liệu những người xung quanh bạn sẽ nghĩ sao? “Tưởng thế mà không phải thế”, những câu nói kiểu này sẽ bủa vây và khiến bạn thêm stress.

3.4. Mất đi lập trường

Luôn làm theo người khác mà không theo ý kiến chủ quan của mình. Lâu dần chắc chắn sẽ khiến bạn không còn tin tưởng vào những suy nghĩ và việc làm của bản thân mình nữa. Và người hội chứng people pleaser sẽ trở thành người không có lập trường. 

Xem thêm:  Khám phá: Lat Pulldown là gì? Cách tập Lat Pulldown cho lưng xô rộng khoẻ

Và khá là "3 phải"

Và khá là “3 phải”

Bạn sẽ trở nên yếu đuối, thiếu kiểm soát, không có sự quyết đoán không chỉ với những việc chung mà cả việc cá nhân nữa. Dù theo bạn việc làm theo người khác là đúng là tốt, nhưng cuộc sống đâu chỉ nhất nhất nghe theo những ý kiến của người khác?

3.5. Không thể phát triển bản thân

Giúp đỡ người khác là việc nên làm và không ai phủ nhận sự đúng đắn của việc đó. Nhưng mải mê giúp đỡ những người xung quanh mà quên đi bản thân thì sẽ khiến people pleasers giậm chân tại chỗ. Cũng đúng thôi, họ lấy đâu ra thời gian để trau dồi kiến thức và kinh nghiệm để phát triển bản thân nữa. Mãi mắc kẹt trong mớ công việc của bạn bè, đồng nghiệp và những người xung quanh nhờ vả, việc không thể phát triển bản thân cũng là điều thực sự dễ hiểu.

4. Những nguyên tắc giúp bạn thoát khỏi nỗi ám ảnh phải làm hài lòng người khác

Khi people pleaser không chỉ dừng lại ở việc luôn muốn giúp đỡ người khác mà còn gây ảnh hưởng đến vấn đề tâm lý, thì hội chứng này đã trở nên nghiêm trọng hơn rồi đó. Vậy có cách nào giúp cho hội people pleaser thoát khỏi tình trạng này không? Hãy thử áp dụng 7 nguyên tắc dưới đây để tự mình thoát khỏi ám ảnh này bạn nhé!

4.1. Bản thân mỗi con người không thể làm hài lòng tất cả mọi người

Hãy học cách nói không khi bạn không muốn giúp đỡ

Hãy học cách nói không khi bạn không muốn giúp đỡ

Làm hài lòng người khác rất khó định lượng. Mỗi người có nhu cầu về sự hài lòng khác nhau và bạn cũng đâu thể nào đáp ứng được tất cả mọi yêu cầu để làm thỏa mãn một ai đó được. Hãy thử nghĩ mà xem, chính bản thân những người xung quanh bạn đôi khi cũng không thể làm hài lòng chính bản thân họ, vậy thì tại sao bạn lại cần quá quan tâm vào điều đó.

Tất nhiên là tùy trường hợp, hoàn cảnh trong cuộc sống và trong công việc, chúng ta cũng cần phải đáp ứng mong muốn của người đối diện. Nhưng không phải mọi trường hợp bạn đều cần phải làm như thế. 

4.2. Nên hiểu bản thân rồi mới hiểu người

Ưu điểm, nhược điểm của bạn là gì, liệu đã bao giờ bạn hiểu hết bản thân mình chưa? Tại sao chính bản thân mình bạn còn chưa hiểu được nhưng lại cố để hiểu và làm hài lòng một ai đó vậy những people pleaser? Thay vì mất thời gian vào việc đó, hãy tập trung phát triển ưu điểm, sửa và khắc phục nhược điểm của bản thân mình. Điều này giúp phát triển bản thân và nâng cao sự tự tin của bạn. Thêm nữa, tự học cách đánh giá bản thân, đánh giá mỗi sự việc xảy ra mỗi ngày, nhận biết điều đúng-sai để có cái nhìn đúng đắn hơn về hành động của mình với những người xung quanh.

4.3. Mức độ giúp đỡ phụ thuộc vào chính bạn

Giúp đỡ người khác trong phạm vi cho phép

Giúp đỡ người khác trong phạm vi cho phép

Tùy mức độ thân tình, tùy theo tính chất sự việc và khả năng của chính bạn để đồng ý làm hài lòng người khác nhé anh em ơi! Người people pleaser rất hay bất chấp để giúp đỡ một ai đó dù có gây tổn hại cho chính họ. Giờ thì tập bình tĩnh hơn để đánh giá về mức độ và đưa ra quyết định đúng đắn cho bản thân thôi nào.

4.4. Lắng nghe và tập trung phát triển bản thân

Luôn luôn lắng nghe và thấu hiểu, nhưng là với chính bạn chứ không phải những người xung quanh. Điều đó không có nghĩa là bạn sẽ bỏ mặc những người xung quanh mình. Nhưng học cách lắng nghe bản thân, phát triển bản thân thực sự quan trọng với những người mắc people pleaser. Như những dấu hiệu mà chúng tôi đã chia sẻ ở phần trên có thể thấy rằng, những người này hay cả vô tình và hữu ý bỏ quên bản thân mình. Dừng lại đi, hãy lắng nghe và tập trung phát triển bản thân mình bạn nhé!

4.5. Đừng sợ nói lời từ chối

Lời từ chối không đáng sợ như bạn tưởng đâu. Chỉ là một lời nói thôi mà, không có bạn giúp thì họ vẫn có thể nhờ vả người khác. Nếu bạn vẫn thấy áy náy thì có thể đưa ra lời khuyên thay vì tự mình thực hiện công việc đó giúp họ. Bạn đâu phải thần tiên, đâu có phép thuật để biến tất cả mọi thứ trở nên hoàn hảo?

Xem thêm:  Khám phá: Dĩ hòa vi quý là gì? Giải thích ý nghĩa của cụm từ này

4.6. Cân bằng giữa các mối quan hệ

Tập cân bằng các mối quan hệ

Tập cân bằng các mối quan hệ

Trong mọi mối quan hệ, việc cho đi – nhận lại thể hiện sự công bằng. Nếu một người chỉ cho đi và một người chỉ nhận lại cho thấy mối quan hệ đó không công bằng. Một người dường như đang phải hi sinh quá nhiều. Bạn hãy xác định đâu là thứ có thể cho đi và đâu là thứ không thể cho đi. Đồng thời cũng tạo cơ hội để người khác có thể hỗ trợ bạn. Một mối quan hệ sẽ bền vững hơn khi cả 2 bên cùng có trách nhiệm và thấy thoải mái khi nhận sự giúp đỡ cũng như được giúp đỡ từ người khác.

4.7. Người mắc hội chứng ” people-pleaser” cần học cách yêu thương bản thân mình hơn

Các mối quan hệ trong cuộc sống sẽ chia thành “thân”, “sơ” khác nhau. Bạn đâu thể thân thiết với tất cả, cũng không thể nào tự bó mình lại không giao du với ai. Nhưng hãy xem xét, đâu là mối quan hệ mà bạn cần vun vén, chọn ra những người bạn thực sự muốn thân thiết và học cách giúp đỡ khi họ cần. Nếu bạn thấy vậy là chưa đủ, thì nhìn lại bản thân và tìm cách làm hài lòng bản thân mình đi kìa. Chính bạn chứ không phải ai khác đang cần giúp đỡ đâu.

5. Cách tìm lại chính mình của người mắc hội chứng people-pleaser

Giờ thì cùng Coolmate thực hiện 6 bước để tìm lại chính mình nhé những people pleaser!

5.1. Thiết lập ranh giới với các mối quan hệ

"Chọn bạn mà chơi" là câu nên dành cho người mắc people pleaser

“Chọn bạn mà chơi” là câu nên dành cho người mắc people pleaser

Phân định ranh giới, cho đối phương biết đâu là phạm vi bạn có thể giúp đỡ một cách nhiệt thành nhất. Nếu ai đó định vượt quá giới hạn mà bạn đã đề ra, thì lời từ chối chính sẽ giúp người đối diện hiểu rõ hơn về giới hạn này. Ai cũng có cuộc sống riêng, đừng chỉ chạy theo và làm cái bóng của người khác.

5.2. People pleaser từ những điều nhỏ nhất

Nếu thấy quá khó khăn khi thực hiện thay đổi, vậy thì thực hiện những điều nhỏ trước nhé! Khi bạn đã từ chối được những yêu cầu nho nhỏ, bạn sẽ biết cách để tạo sự cân bằng cho những điều lớn hơn.

5.3. Đặt mục tiêu rõ ràng cho bản thân

Bằng cách đặt vài câu hỏi cho chính bản thân mình: ai đang cần bạn giúp đỡ, tại sao bạn cần giúp đỡ người đó, công việc mà họ nhờ liệu bạn có thể thực hiện không… Xác định vài điều ưu tiên trước khi bỏ công sức ra giúp đỡ ai đó, bạn sẽ thấy bản thân mình quyết định dễ dàng hơn. Đồng thời biết cách từ chối lịch sự cho bất cứ lời nhờ vả nào.

5.4. Biết đánh giá yêu cầu

Tùy yêu cầu của đối phương để đồng ý hỗ trợ

Tùy yêu cầu của đối phương để đồng ý hỗ trợ

Liệu đối phương có thực sự cần giúp đỡ hay chỉ đang lợi dụng lòng tốt của bạn không? Trước khi đưa ra quyết định hãy thử đánh giá tình hình với yêu cầu từ đối phương. Biết đâu đó, khi biết bạn thường xuyên giúp đỡ người khác không đắn đo nên sẽ có những yêu cầu được đưa đến dù khá vô lý. Lúc này, việc của bạn là từ chối một cách kiên quyết nhất.

5.5. Suy nghĩ trước khi quyết định

Nếu bạn đang lăn tăn về việc giúp đỡ một ai đó, bạn có thể thoái lui bằng cách tự cho mình khoảng thời gian trước khi đưa câu trả lời. Khoảng thời gian quyết định này sẽ giúp bạn đánh giá vấn đề kĩ càng và đưa ra câu trả lời hợp lý tùy tình huống.

5.6. Luôn luôn khích lệ bản thân khi mắc hội chứng people pleaser

Nếu nhận thấy bản thân mình đang mắc people pleaser, đừng vội nản lòng. Nguyên nhân dẫn đến hội chứng đó chính là vì thói quen cả nể của bạn, mà thói quen thì đều có thể sửa dần được. Dù có thể sẽ hơi mất thời gian để tự tin nói lời từ chối với một ai đó, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn sẽ không thể thực hiện được. Việc của bạn là từ từ, từng chút một học cách nhận thức vấn đề và hỗ trợ đúng người, đúng thời điểm. Và quan trọng nhất, đó chính là cách để giúp bản thân bạn trong bất cứ giai đoạn nào của cuộc sống.

People pleaser – hội chứng đã rất nhiều người mắc phải nhưng vô tình không nhận ra điều đó. Nhưng không quá khó để cải thiện vấn đề này, tham khảo bài viết từ Coolblog để là chính mình nhé! Chúc bạn luôn làm chủ được bản thân và luôn tự tin xử lý mọi tình huống trong cuộc sống.

Related Posts

Khám phá: Top 10 địa chỉ cửa hàng xe đạp thể thao Hà Nội đáng tin cậy nhất

Cửa hàng xe đạp thể thao Hà Nội là thế giới đa sắc cho các tín đồ thể thao Top 10 địa chỉ được Coolmate tổng hợp…

Khám phá: Top 08 mẫu áo đồng phục công ty vận chuyển, vận tải đẹp cao cấp

Đồng phục được xem như một biểu tượng của một công ty lớn. Đối với công ty vận chuyển, điều này càng trở nên quan trọng hơn…

Khám phá: Deload là gì? Khi nào cần deload và cách deload hiệu quả

Trong các lĩnh vực liên quan đến thể thao và đặc biệt là thể hình thì khái niệm deload chắc chắn đã không còn quá xa lạ…

Khám phá: Nguồn gốc, đặc điểm, cách nuôi và giá bán

Tuy sở hữu ngoại hình đáng yêu và lanh lợi nhưng chó Beagle lại mang trong mình dòng màu của một chú chó săn thỏ vô cùng…

Khám phá: 2 cách giặt áo hoodie không bị xù lông đơn giản, hiệu quả nhất

Áo hoodie là trang phục không bao giờ lỗi mốt bởi tính linh hoạt trong việc kết hợp trang phục cho cả nam và nữ. Nhưng áo…

Khám phá: Tổng hợp 15+ phim hoạt hình công chúa hay nhất cho bé

Những bộ phim hoạt hình công chúa vẫn luôn là sự lựa chọn được nhiều người yêu thích, đặc biệt là các bé nhỏ. Phim ảnh sớm…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *