Cá Ranchu là loài cá có vẻ ngoài kỳ lạ nhưng dễ thương, thu hút rất nhiều người chơi cá cảnh. Vì vẻ ngoài độc đáo và hành vi thú vị mà dù có hàng trăm loại cá vàng khác nhau, Ranchu vẫn nổi bật và được xem là “vua cá vàng”. Những thông tin dưới đây của 2momart sẽ cung cấp cho bạn mọi thứ cần biết về cách nuôi cá vàng Ranchu đúng kỹ thuật nhất.
Giới thiệu về cá Ranchu là cá gì?
Cá vàng Ranchu được nhiều người coi là “vua của các loài cá vàng”. Chúng sở hữu một vẻ đẹp rất độc đáo và ấn tượng với màu sắc cực kỳ rực rỡ. Ranchu cực kỳ phổ biến với những người đam mê trên khắp thế giới, đặc biệt là ở châu Á.
1.1 Nguồn gốc cá Ranchu đẹp
Nhắc đến nguồn gốc cá vàng, có lẽ ai cũng nghĩ ngay đến Trung Quốc. Thế nhưng, Ranchu lại có nguồn gốc từ Nhật Bản. Tuy chưa có thông tin chính xác nhưng theo những ghi chép lại thì chúng xuất hiện vào khoảng năm 1648. Đây là giống cá không tồn tại trong tự nhiên mà được lai tạo nên.
Sau này, cá cảnh Ranchu phổ biến hơn và được du nhập vào Trung Quốc, Thái Lan và nhiều nước trên thế giới. Do đó, rất khó để bạn phân biệt được giống Ranchu thuần Nhật. Tuy nhiên, ngoại hình và cách chăm sóc cho chúng đều giống nhau.
Ý nghĩa cá cảnh Ranchu đại diện cho sự thịnh vượng, biểu tượng cho sự cân bằng, nghị lực vươn lên và cả sự vinh hoa phú quý.
1.2 Đặc điểm cá Ranchu: Màu sắc, ngoại hình
Tuổi thọ của cá Ranchu đẹp có thể lên đến 20 năm tuỳ thuộc vào môi trường sống. Một số đặc điểm nhận dạng nổi bật của cá ba đuôi Ranchu như sau:
Mặc dù Ranchu có thể có nhiều màu sắc nhưng chúng thường có hai màu, phổ biến nhất là sự kết hợp giữa màu đỏ và trắng cũng như vàng và trắng.
Kích thước cá vàng Ranchu khoảng 12cm đến 15cm, thậm chí có những con lên đến 25cm đến 35cm.
Đầu của chúng có hình hộp khá vuông vức, phía trên có một bướu nhỏ sần sùi. Nhìn từ xa chúng giống như đang đội mũ và khi phủ khắp trên đầu, xuống đến mang lẫn cả vùng xung quanh mắt thì càng đẹp.
Mắt của chúng khá nhỏ, khoảng cách giữa 2 mắt xa nhưng trông rất hài hoà. Thân cá hình trứng, khá ngắn với bụng tròn to, lưng cong nhô lên và đuôi cụp xuống.
Điểm đặc biệt của giống cá này là không có vây lưng, đây cũng là điểm nhận dạng khá dễ để phân biệt với các giống cá khác. Điều này cũng sẽ dẫn đến những tập tính đặc trưng mà chúng ta sẽ được biết ở phần sau.
Chiều dài của đuôi cá có thể bằng 1/4 đến 3/8 so với thân, có hình hoa anh đào. Ranchu có thể có đuôi kép hoặc dính liền nhau và có 3 hoặc 4 đuôi tuỳ thuộc từng con. Gốc đuôi của cá này cũng khá lớn, nhằm làm cầu nối giữa thân và vây đuôi.
1.3 Đặc điểm tập tính cá Ranchu mini
Những con cá này có bản chất hòa đồng và di chuyển chậm. Chúng rất điềm tĩnh, dễ gần và khá thú vị khi xem. Do đó, chúng có thể sống tốt với những loài cá nhỏ hiền lành khác.
Vì không có vây nên bạn cũng có thể nhận thấy chúng đang nghỉ ngơi bằng cách ngồi dưới đáy bể hoặc lơ lửng trong nước. Ranchu rất tò mò và thích khám phá, tìm hiểu môi trường xung quanh.
Quan sát bạn sẽ nhận thấy những hành vi bơi lội đáng yêu của chúng, bao gồm lắc lư quanh bể và có vẻ háo hức muốn khám phá. Chúng bồng bềnh dọc theo mặt nước và di chuyển đuôi qua lại.
Ranchu ăn tạp và sống trong nước ngọt, tuy khoẻ mạnh nhưng không phù hợp với môi trường tự nhiên. Mực nước nuôi cá Ranchu nên là 40 lít một con và cần thay nước thường xuyên.
1.4 Nuôi cá Ranchu có cần oxy không?
Cá ba đuôi Ranchu không cần quá nhiều sự chăm sóc, chúng khá dễ thích nghi và cũng có thể nuôi không cần oxy. Tuy nhiên bạn cần biết một số kỹ thuật nuôi cá quan trọng để có thể đảm bảo chúng có thể phát triển một cách tốt nhất.
Phân biệt các loại cá vàng Ranchu đẹp
Vì là loài cá rất được ưa chuộng tại thị trường trong nước, do đó, cũng có không ít các dòng cá cảnh Ranchu khác nhau. Dưới đây là một số cái tên cá cảnh Ranchu nổi bật nhất.
#Cá Ranchu bò sữa
Ngay từ cái tên hẳn là bạn cũng đã đoán được màu sắc vẻ ngoài của những con cá này rồi phải không. Chúng có màu độc lạ, kết hợp với hình dáng tròn trịa ngọt ngào, nên được xếp vào hàng hiếm và được “săn lùng” khắp nơi.
Ranchu bò sữa chuẩn chỉnh màu sắc rất hiếm, có thể nói là 1 trong hàng nghìn con, do đó, những loại chấm đen lem cũng được ưa chuộng. Nếu mua được một con đẹp tiêu chuẩn, giá Ranchu đẹp này cũng phải lên đến vài triệu một con.
#Ranchu tancho
Tancho không chỉ xuất hiện trong dòng cá Koi, mà Ranchu cũng có. Chúng rất dễ nhận dạng với vòng tròn màu đỏ hoặc cam trên đỉnh đầu. Toàn thân chúng sẽ có một màu trắng và để tìm được một bé đẹp chuẩn cũng khá khó, giá của chúng sẽ dao động trong tầm 400.000VNĐ.
#Cá Ranchu đen
Với một màu đen huyền bí phủ toàn thân, Ranchu đen này thật sự rất đẹp. Chúng thường hoạt động ở đáy, và kiếm ăn dựa vào thính giác. Do đó, bạn nên cho ăn gần chỗ bé xuất hiện, nếu nuôi chung với cá khác. Để chiếc bể trở nên đẹp hơn khi nuôi cá Ranchu đen, bạn có thể trang trí bằng ánh sáng trắng và rêu xanh.
#Ranchu ngọc trinh
Ngay từ cái tên thì hẳn bạn cũng đoán được dòng cá full màu trắng này rồi. Chính bởi vì sự đáng yêu mũm mĩm trong thân hình và làn da trắng muốt như Ngọc Trinh nên người Việt thường gọi chúng với cái tên như vậy.
#Cá cảnh Ranchu Kirin
Đây là dòng cá nhập từ Indonesia trong những năm gần đây và được yêu thích nhờ vẻ đẹp huyền bí từ lớp vảy đa màu sắc khác nhau. Một con cá Kirin đẹp chuẩn chỉnh sẽ có lưng xanh đen, đốm cam ở vây đuôi, gần mang và phần đầu. Đây cũng là giống cá vàng đắt đỏ nhất hiện nay.
Hướng dẫn cách nuôi cá Ranchu con đúng cách
Dù không phải là loài cá khó nuôi nhất, nhưng cá cảnh Ranchu có những yêu cầu chăm sóc đặc biệt mà bạn phải đáp ứng nếu muốn chúng phát triển mạnh.
3.1 Thức ăn của cá vàng Ranchu ăn gì?
Ranchu yêu cầu một chế độ ăn uống đa dạng và lành mạnh để duy trì sức khỏe tối ưu. Chúng có nguy cơ mắc chứng rối loạn bàng quang rất cao khi bơi nên tránh cho ăn thức ăn nổi để chúng không hít phải không khí không cần thiết trên bề mặt.
Nên dùng thức ăn dạng mảnh, dạng viên chìm chất lượng tốt cùng với các loại rau phù hợp để giúp duy trì hệ tiêu hóa và chức năng cơ thể cá khỏe mạnh. Chúng là loài ăn tạp sẽ tiêu thụ cả thực phẩm có nguồn gốc thực vật và protein.
Đảm bảo loại bỏ thức ăn thừa tránh làm bẩn nước và để thức ăn thối rữa trong bể, có thể sẽ gây ra lượng amoniac tăng đột biến. Lưu ý là đừng cho Ranchu ăn quá nhiều nhưng hãy đảm bảo mỗi con cá đều có đủ lượng thức ăn. Để lượng thức ăn ở mức chúng có thể tiêu thụ trong vòng 2 phút là đủ, sau đó nên vớt ra.
3.2 Lắp đặt bể bơi, nhiệt độ, mực nước đúng kỹ thuật
Kích thước bể cá: Kích thước bể tối thiểu là 40 lít nước cho một con Ranchu trưởng thành hoàn toàn. Hãy nhớ rằng kích thước bể có thể khác nhau rất nhiều tùy thuộc vào kích thước cá vàng lớn hay nhỏ và số lượng cá bạn muốn thả vào bể.
Nhiệt độ nước và độ pH: Cá vàng là loài cá nước ôn đới và sự thay đổi chất phụ thuộc hoàn toàn vào nước. Nhiệt độ thoải mái nhất cho cá vàng là từ 18 – 23 độ C. Chúng yêu cầu độ pH ổn định trong khoảng 6,5 – 7 và dH từ 4 – 20.
Nền: Nên sử dụng cát hoặc những viên sỏi có kích thước phù hợp cho để trang trí bể. Hãy đảm bảo những viên sỏi đủ lớn để cá cảnh Ranchu không ăn phải và bị nghẹn vì chúng thích đi kiếm thức ăn xung quanh.
Thực vật: Thêm sự đa dạng và trang trí cho bể cá bằng các thực vật phù hợp như dương xỉ và rêu. Chúng có lợi trong việc giúp duy trì chất lượng nước tốt và bổ sung thêm chất dinh dưỡng vào chế độ ăn của cá. Ranchu rất có thể sẽ ăn những loại cây mềm ăn được. Nếu muốn tránh điều này, hãy chọn những cây có lá dày, khó gặm.
Ánh sáng: Nếu bể cá của bạn đặt ở nơi không nhận được đủ ánh sáng, có thể cân nhắc mua đèn cho bể cá. Cá vàng Ranchu đẹp cần có chu kỳ ngày và đêm, vì vậy hãy tắt đèn khoảng 8 đến 12 giờ để cá nghỉ ngơi.
Lọc và sục khí ozone: Việc trang bị một bộ lọc có kích thước phù hợp là hoàn toàn cần thiết để duy trì lượng nước trong bể. Cẩn thận với những sục khí và bộ lọc quá mạnh vì Ranchu bơi không giỏi, chúng có thể bị mất sức khi vật lộn với dòng nước.
3.3 Một số bệnh cá ba đuôi Ranchu thường gặp
Ranchu thường được coi là loài cá nước ngọt nhạy cảm. Chúng rất dễ gặp các bệnh như thối vây, bệnh ich, nhiễm khuẩn, bệnh bàng quang,… Ich là một bệnh truyền nhiễm gây ra các đốm trắng hình thành khắp cơ thể. Nó có thể gây chết cá nhưng cũng dễ điều trị nếu phát hiện kịp thời. Cá mắc bệnh bàng quang khi bơi lội sẽ không thể giữ thăng bằng, nổi lên mặt nước, chìm xuống đáy bể hoặc bị mắc kẹt ở một bên.
Ngoài ra, với bản chất háu ăn và ăn tạp, chúng thường gặp các vấn đề tiêu hoá. Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh bùng phát là giữ cho bể cá của bạn sạch sẽ và cung cấp cho cá của bạn một chế độ ăn đa dạng, chất lượng cao.
3.4 Một số lưu ý khi nuôi cá Ranchu mini
Cá cảnh Ranchu có tính khí ôn hòa. Điều này làm cho chúng trở nên lý tưởng để kết hợp nuôi với các loài cá khác, miễn là bạn chọn được bạn cùng bể phù hợp.
Ranchu cũng sẽ rất hòa hợp và hoạt động tốt nhất với những con cá vàng có cùng kích thước, di chuyển chậm để không phải tranh giành thức ăn hoặc có nguy cơ bị cắn vây. Bạn có thể xem xét những loài cá nuôi cùng như cá vàng đầu sư tử, cá KOI, cá vàng đồng đen,…
Bạn có thể giữ cho Ranchu của mình vui vẻ và khỏe mạnh bằng cách đảm bảo chúng có điều kiện nước tốt, cho ăn một chế độ ăn có chất lượng.
Ngoài ra, Ranchu thường tìm kiếm những mẩu thức ăn thừa, vì háu ăn, chúng có thể nuốt những mảnh sỏi lớn. Hãy ngăn điều đó bằng cách thay sỏi bằng cát hoặc một số chất nền phù hợp.
3.5 Hướng dẫn cách nuôi cá Ranchu sinh sản
Khi Ranchu đến mùa sinh sản và tìm được bạn tình phù hợp, hãy tách chúng trong một bể riêng và trang trí. Tốt nhất nên dùng cỏ lá mịn, cỏ ấp và các vật có thể bảo vệ trứng. Con cái có khả năng đẻ hàng nghìn quả trứng trong một lần sinh sản. Loài này là loài chuyên đẻ trứng nên cá mẹ sẽ bơi quanh bể và trứng sẽ bám vào thực vật và sợi.
Sau khi sinh sản, hãy tách cá bố mẹ ra khỏi bể, bởi vì chúng sẽ ăn trứng. Trứng nở sau hai đến ba ngày. Sau đó, cá con hấp thụ túi trứng trong vài ngày nữa trước khi bơi tự do. Khi chúng lớn lên, bạn có thể cho chúng ăn thức ăn chiên dạng bột hoặc lỏng trước khi chuyển sang các bữa ăn giàu protein như cá trưởng thành.
Phân biệt cá Ranchu và Oranda dễ nhất
Rất nhiều người mới chơi cá cảnh đã lầm tưởng cá vàng Ranchu và Oranda là một. Chúng có khá nhiều điểm giống nhau và đều được cho là mang đến vượng khí và tài lộc cho gia chủ. Oranda còn có cái tên gọi khác là Lionchu hay còn gọi là cá vàng đầu sư tử, vì hình dạng của chúng khá giống đầu sư tử.
Điểm khác biệt dễ thấy nhất ở 2 giống cá này chính là Oranda lưng thẳng hơn. Về phần bướu trên đầu của Ranchu sẽ trùm kín mắt, đầu và thậm chí là xuống cả miệng. Phần lưng của Ranchu nhô cong và có phần tròn trịa hơn Oranda. Gốc đuôi của Ranchu cũng to hơn và đuôi không quá dài. Đầu của cá cảnh Ranchu vuông vức, trong khi, cá vàng đầu sư tử có đầu tròn và to hơn.
Bảng giá cá Ranchu giá bao nhiêu? Kinh nghiệm mua bán cá Ranchu nên biết
Phụ thuộc vào các yếu tố như ngoại hình, màu sắc, độ tuổi, giới tính mà người bán sẽ đưa ra các mức giá bán Ranchu khác nhau.
5.1 Bảng giá cá Ranchu giá bao nhiêu tại Việt Nam?
Những con cá Ranchu đẹp, hiếm và dáng bơi uyển chuyển, thân hình cân đối sẽ có giá từ vài triệu đồng trở lên.
Những con cá vàng Ranchu con thì có giá từ 50.000 – 500.000 VNĐ.
Những con cá lớn hơn, màu sắc rực rỡ, nhiều điểm thu hút thì giá dao động từ 200.000 – 1.500.000 VNĐ.
5.2 Mua cá Ranchu ở đâu giá tốt uy tín?
Thị trường cá vàng ở Việt Nam hiện nay rất phát triển, vì thế nên bạn cũng không hề khó khăn khi tìm mua Ranchu. Điều quan trọng là bạn cần có kiến thức và lựa chọn được địa chỉ uy tín để chọn mua được những con cá chuẩn đẹp nhất. Những nơi bán chuyên nghiệp sẽ tư vấn cho bạn đầy đủ cách chọn, hướng dẫn nuôi và chăm sóc tốt nhất.
5.3 Tiêu chuẩn cá Ranchu đẹp mà bạn nên biết
Mỗi nơi chơi cá cảnh sẽ có những tiêu chí chọn cá ba đuôi Ranchu khác nhau. Nếu như ở Nhật Bản, họ sẽ thích nhìn cá từ trên xuống, do đó, những con cá cảnh Ranchu có thân dài, đuôi màu hoa, vây đuôi đẹp sẽ được ưu tiên hơn.
Còn ở Việt Nam, Thái Lan hay Trung Quốc thì thường có thói quen ngắm cá từ bên hông. Khi đó, những con cá có thân tròn, góc đuôi căng đầy,.. sẽ rất được yêu thích. Và dù theo cách chơi cá cảnh nào, tiêu chuẩn cá vàng Ranchu đẹp vẫn cần rất nhiều yếu tố như màu sắc, vây, góc đuôi, thân hình,…
Chăm sóc cá cảnh Ranchu không đặc biệt phức tạp, nhưng điều quan trọng là phải thực hiện đúng cách. Hy vọng những kiến thức chúng tôi mang đến trong bài viết trên có thể giúp bạn hiểu hơn về loài cá này. Để khám phá thêm nhiều giống cá khác, đừng quên truy cập vào 2momart.vn nhé!